Quan điểm báo chí Nga về một số vấn đề của báo chí Truyền thông Nga

Về quyền lực của báo chí

Trong hệ thống quan hệ quyền lực của xã hội, báo chí có một vai trò đặc biệt. Báo chí có sức lan toả, có sức tác động mạnh mẽ đến toàn bộ các tầng lớp nhân dân, toàn bộ các lĩnh vực của đời sống. Quyền lực của báo chí có lúc còn vượt qua các quyền lực của chính trị và kinh tế. Quyền lực đó đến từ đâu?

Quan điểm của nhà lý luận Nga Prôkhôrốp cho rằng: báo chí thực hiện ý chí và quyền lực của nhân dân và một nền báo chí dựa vào nhân dân là một nền báo chí mạnh và dân chủ.

Nhiệm vụ của nền báo chí Nga

Vẫn là nhà lý luận Prôkhôrốp, trong tài liệu "Cơ sở lý luận của báo chí", đã khẳng định: "Các phương tiện thông tin đại chúng là một lực lượng đoàn kết mọi người, hành động vì lợi ích của nhân dân, phục vụ những nhu cầu kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của nhân dân".

Chính sách của Nhà nước Liên bang Nga về hoạt động báo chí

Chính sách của Nhà nước Nga dựa trên cơ sở nhu cầu thông tin trong một xã hội dân chủ và đảm bảo thực hiện những chuẩn mực đạo đức trong hoạt động thực tiễn báo chí.

Hoạt động báo chí là hệ thống quan hệ:

Giữa nhà nước và các phương tiện thông tin đại chúng: xác định khối lượng và tính chất của sự tham gia của nhà nước vào hoạt động thông tin đại chúng. Có một hệ thống các cơ quan nhà nước được lập ra để thực hiện các chính sách của nhà nước trong lĩnh vực báo chí. Nhà nước cũng kiểm soát hoạt động báo chí bằng nhiều hình thức.Giữa người sáng lập và các nhà báo.Giữa các nhà báo và các đối tượng trong tác phẩm của họ.Giữa các phương tiện thông tin đại chúng và các thiết chế xã hội: các thiết chế xã hội có quyền trả lời khi báo chí có ý kiến đề cập, nhưng không có trách nhiệm phản ứng khi bị báo chí phê phán, trừ khi có sự cho phép của Tổng thống mới có báo cáo phản biện. Trong khi đó nhà báo cũng phải chịu trách nhiệm về tội vu khống và lăng mạ nếu đưa tin sai sự thật.Giữa các phương tiện thông tin đại chúng và các công dân: chính sách này của Nhà nước Nga có nhiều hạn chế, chỉ quy định chung chung "công dân có quyền tích cực thu thập những thông tin chính xác" mà bỏ qua nhiều quyền lợi của công chúng.Giữa các phương tiện thông tin đại chúng với nhau.Giữa các phương tiện thông tin đại chúng và các nguồn tin: báo chí có các quyền rộng rãi trong việc thu thập thông tin, báo chí dân chủ hoạt động công khai, cởi mở.

Những phẩm chất nghề nghiệp của nhà báo

Lòng đam mê nghề nghiệpNăng lực: mức độ sắc bén, chiều sâu, việc nắm vững các kỹ năng cần thiết trên cơ sở kiến thức và kinh nghiệm Kiến thức bách khoa về các lĩnh vực khác nhau Kiến thức nghề nghiệp báo chí. Lập trường xã hội – thế giới quan, lập trường chính trị – xã hội, hệ thống quan điểm và định hướng: đây là "hạt nhân" của nhân cách nhà báo chuyên nghiệp.Tính ổn định xã hội – thế giới quan thể hiện ra như là tính nguyên tắc của nhà báo.Một số phẩm chất đạo đức:Cẩn trọng, tỉnh táoDũng cảm, bản lĩnhTò mòNhân hậu, vị tha, cảm thông Dễ gần, dễ tiếp xúc